Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
Phía bắc và đông bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,125 km
Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
Phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Cao Bằng, cách Hà Nội 280 km. Chiều dài của tỉnh theo chiều bắc - nam là 80 km, từ 23°7'12"B đến 22°21'21"B (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh huyện Bảo Lâm). Chiều rộng theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105°16'15"Đ - 106°50'25"Đ (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc huyện Hạ Lang), trung tâm địa lý của tỉnh nằm ở xã Trương Lương, huyện Hòa An.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng Giang ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó tại khu di tích Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng
Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố, Tuy nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư, nước sông có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất.
Khí hậu
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
Chính vì vậy cây guột ,cây tế cao bằng có chất lượng rất tốt để làm hàng thủ công mỹ nghệ
Cây tế ,cây guột cao bằng cao tới trên 2 mét